THỜI GIAN LÀM VIỆC
9:00AM - 21:00PM
(Kể cả Thứ 7 & Chủ Nhật)
Apple Watch Series 8 giờ đây được trang bị mờ tính năng vô cùng thông minh khi có thể phát hiện được sự cố, tai nạn cho người dùng. Khi phát hiện bạn gặp tai nạn, Apple Watch sẽ bắt đầu đổ chuông và tác động lực lên tay bạn. Đồng thời vào lúc này cũng sẽ hiển thị thông báo và thanh trượt để gọi cuộc gọi khẩn cấp. Tính năng này sẽ đợi khoảng 20 giây, nếu bạn không có bất kì phản hồi nào thì đồng hồ sẽ tự thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp hoặc từ các số liên lạc mà bạn đã cài đặt từ trước.
Tính năng này của đồng hồ được hoạt động dựa trên con quay hồi chuyển kết hợp với micro, khí áp kế và GPS. Chúng sẽ phối hợp với nhau để xác định được tình trạng của bạn. Phải chú ý rằng khả năng phát hiện sự cố, tai nạn này chỉ được thực hiện ở trên ô tô, chưa thế hoạt động ở các phương tiện khác.
Tính năng phát hiện té ngã là một tính năng đã tồn tại từ lâu trên Apple Watch. Khi phát hiện bạn có dấu hiệu té ngã và không cử động trong thời gian tầm 1 phút thì đồng hồ sẽ bắt đầu có những tác động. Tương tự tính năng phát hiện sự cố, đồng hồ cũng sẽ gõ vào cổ tay bạn và hiển thị thông báo kèm theo đó là tùy chọn rằng bạn có ổn không hoặc thực hiện cuộc gọi khẩn cấp. Nếu không nhận được phản hồi từ bạn, đồng hồ sẽ tự động thực hiện gọi hoặc nhắn tin khẩn cấp để bạn kịp thời được trợ giúp.
Phát hiện té ngã sẽ là một tính năng tự động khi bạn thiết lập độ tuổi của mình là lớn hơn 55 tuổi. Nếu ở độ tuổi khác, bạn sẽ cần phải kích hoạt để đồng hồ có thể hoạt động tính năng phát hiện té ngã.
Apple Watch được trang bị khả năng đo nhịp tim cho người dùng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, sản phẩm còn có thể phát hiện được những tình trạng bất thường của bạn khi nhịp tim quá cao hoặc quá thấp. Khi nhận thấy nhịp tim của bạn quá chênh lệch so với giá trị nhất định đã được thiết lập trong khoảng 10 phút, đồng hồ sẽ bắt đầu gửi đến bạn những cảnh báo để kịp thời xử lý.
Tính năng cảnh báo khẩn cấp SOS có thể được hiểu rằng khi ở trong tình trạng nguy hiểm đến mạng sống, bạn sẽ có thể gọi sự hỗ trợ từ các dịch vụ khẩn cấp gần mình bằng các giữ nút trên Apple Watch. Thao tác này sẽ giúp thanh trượt SOS hiển thị ra. Lúc này, bạn có thể trượt thanh trượt hoặc tiếp tục giữ nút trong khoảng 5s. Sau đó, Apple Watch sẽ gửi tín hiệu, vị trí của bạn để các liên hệ khẩn cấp để kịp thời giải cứu.
Dĩ nhiên là chúng ta sẽ không mong đợi mình phải dùng đến tính năng này, tuy nhiên đây rõ ràng sẽ là một vị cứu tinh cho bạn trong những tình huống nguy hiểm.
Oxy trong máu đóng một vai trò khá quan trọng trong cơ thể, độ bão hòa oxy thấp là một dấu hiệu của tình trạng sức khỏe kém, có thể là các chứng bệnh về tim, phổ. Chính vì thế, Apple Watch hiện nay đã trang bị tính năng đo nồng độ oxy trong máu của người dùng.
Khi đeo trên tay, bạn có thể kiểm tra tình trạng oxy trong máu của mình bằng cách mở ứng dụng Blood Oxy. Tiếp theo, người dùng chỉ cần đặt cánh tay của mình lên một bề mặt phẳng và đảm bảo đồng hồ đang bám chắc vào tay, chờ đợi 15s và nồng độ oxy trong máu của bạn sẽ được hiển thị.
Và sau cùng là một phần quan trọng, làm nền tảng cho các chế độ đo lường trên Apple Watch. ID y tế cho phép bạn điền các thông tin quan trọng về y tế như nhóm máu, các triệu chứng dị ứng, tình trạng y tế cũng như các liên hệ khẩn cấp.
Nhờ vào hồ sơ này mà Apple Watch sẽ căn cứ để theo dõi và nhận ra các bất thường trên cơ thể bạn. Đồng thời, các liên lạc khẩn cấp bạn đưa vào ID này cũng là thông tin để các tính năng khẩn cấp báo hiệu tới.
Đọc thêm: Nên mua Apple Watch series 8 hay Apple Watch SE 2: Mức giá có tương đồng chất lượng?