Hotline: 0942.99.77.66
Hotline: 0942.99.77.66
Giỏ hàng Giờ làm việc: 9h00 - 21h00 Khuyến mãi

Điện thoại bị nóng khi chơi game nặng phải làm sao để khắc phục?

Avatar adminCong Truong Chủ nhật, 30/03/2025, 45

Điện thoại bị nóng khi chơi game nặng không phải là một tình trạng hiếm thấy. Lúc này, đâu mới là cách khắc phục an toàn, hiệu quả nhất?

Vì sao điện thoại bị nóng? Có nguy hiểm không

Chắc hẳn ai cũng từng gặp tình trạng điện thoại bị nóng, nhất là khi chơi game nặng, xem video liên tục hoặc sử dụng dưới ánh nắng gắt. Có nhiều nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng, nhưng phổ biến nhất vẫn là tải nặng từ CPU và GPU.

Khi chơi game đồ họa cao hay chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, bộ vi xử lý phải hoạt động hết công suất, sản sinh nhiệt nhiều hơn bình thường. Ngoài ra, để máy dưới trời nắng, sử dụng khi đang sạc hoặc quạt tản nhiệt kém cũng là yếu tố góp phần làm tăng nhiệt độ thiết bị.

Vì sao điện thoại bị nóng

Nhưng điện thoại bị nóng có sao không? Liệu đây chỉ là hiện tượng bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm? Nếu điện thoại chỉ nóng khi chơi game rồi nhanh chóng hạ nhiệt, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng cao kéo dài, có thể gây ra nhiều hậu quả như giảm tuổi thọ pin, hiệu suất chậm, thậm chí hỏng linh kiện. Trong một số trường hợp cực đoan, pin có thể bị phồng hoặc cháy nổ, nhưng tình huống này khá hiếm gặp ở điện thoại hiện đại.

Điện thoại chơi game liên tục

Cách khắc phục điện thoại bị nóng khi chơi game nặng tại nhà

Nếu bạn từng cảm thấy máy nóng ran chỉ sau vài ván game, đừng lo! Dưới đây là những cách khắc phục điện thoại bị nóng đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả ngay tại nhà.

1. Tắt ứng dụng chạy nền

Trước khi bước vào trận đấu kịch tính, hãy đảm bảo rằng chỉ có tựa game bạn đang chơi hoạt động. Các ứng dụng chạy nền như mạng xã hội, trình duyệt hay ứng dụng chỉnh sửa ảnh có thể âm thầm tiêu tốn tài nguyên, khiến máy nóng lên nhanh hơn.

2. Giảm độ sáng màn hình và hạ đồ họa game

Màn hình quá sáng không chỉ hao pin mà còn làm GPU hoạt động cật lực hơn. Nếu bạn không thực sự cần hiệu ứng đồ họa hoành tráng, hãy hạ cài đặt xuống mức trung bình hoặc thấp hơn để giảm áp lực lên phần cứng.

Cách khắc phục điện thoại bị nóng khi chơi game nặng tại nhà

3. Nghỉ ngơi giữa các ván game

Không ai có thể "cày game" liên tục mà không mệt mỏi, và điện thoại cũng vậy! Hãy thử nghỉ 5-10 phút sau mỗi giờ chơi để thiết bị có thời gian hạ nhiệt, đồng thời giúp mắt bạn thư giãn.

4. Tháo ốp lưng

Ốp lưng tuy bảo vệ điện thoại nhưng cũng có thể giữ nhiệt, khiến điện thoại bị nóng do chơi game lâu dài. Khi cảm thấy máy quá nhiệt, thử tháo ốp để giúp không khí lưu thông tốt hơn.

Tháo ốp lưng để điện thoại không nóng

5. Dùng quạt tản nhiệt

Nếu bạn thường xuyên chiến game nặng, một quạt tản nhiệt gắn ngoài là món phụ kiện đáng đầu tư. Thiết bị này giúp làm mát nhanh chóng, đặc biệt hữu ích trong môi trường nóng ẩm.

6. Tránh vừa sạc vừa chơi game

Sạc pin trong lúc chơi game là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến điện thoại bị nóng có sao không trở thành nỗi lo. Nhiệt độ tăng cao có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ pin, thậm chí gây hỏng linh kiện nếu duy trì trong thời gian dài.

7. Chơi ở nơi thoáng mát 

Nếu bạn thường chơi game dưới trời nắng hoặc trong không gian nóng bức, hãy tìm một nơi thoáng mát hơn. Phòng điều hòa hoặc bóng râm sẽ giúp điện thoại duy trì nhiệt độ ổn định, tránh tình trạng quá nhiệt.

Tự làm mát điện thoại nóng khi chơi game nặng

8. Cập nhật phần mềm 

Các bản cập nhật hệ điều hành và game thường đi kèm với tối ưu hóa hiệu suất, giúp giảm tải cho CPU và GPU

9. Theo dõi nhiệt độ điện thoại

Nếu bạn muốn kiểm soát nhiệt độ khi chơi game, hãy dùng ứng dụng theo dõi nhiệt độ như Thermal Guardian. Công cụ này giúp bạn biết khi nào nên giảm cường độ chơi để bảo vệ thiết bị.

Điện thoại bị nóng khi chơi game nặng có cần mang đi sửa chữa không?

Nếu điện thoại bị nóng do chơi game nhưng nhanh chóng hạ nhiệt khi bạn nghỉ ngơi, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không cần lo lắng hay mang đi sửa chữa.Tuy nhiên, nếu chơi game nóng điện thoại kéo dài, kèm theo những dấu hiệu bất thường như pin phồng, hiệu suất giảm rõ rệt, thiết bị tự động tắt nguồn hoặc xuất hiện cảnh báo nhiệt độ cao, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn nên mang máy đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra phần cứng, đặc biệt là pin và bộ xử lý.

Điện thoại bị nóng khi chơi game nặng mang đi sửa chữa

Đó là một vài lưu ý cho bạn khi có trải không không suôn sẻ với smartphone chơi game. Hãy tiếp tục theo dõi Di Động Mỹ để cập nhật liên tục tin tức mới, thủ thuật thú vị để nâng cấp trải nghiệm di động của bạn nhé.

Đọc thêm: Hướng dẫn cách xóa dữ liệu iPhone cũ - Đơn giản và an toàn 

Didongmy.com

X Đóng
Nhập thông tin của bạn

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet